Preloader

Địa chỉ GPKD

128 Đ. Bình Mỹ, X. Bình Mỹ, H. Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh

Số điện thoại

+84 865920041

Email

info@photuesoftware.com
supports@photuesoftware.com

VPS là gì? Nhưng điều cần biết về Virtual Private Server

VPS là gì? Nhưng điều cần biết về Virtual Private Server

VPS là một lựa chọn khá quen thuộc thay thế cho máy chủ vật lý truyền thống. Mô hình này sở hữu những đặc tính, ưu điểm và nhược điểm nhất định, người dùng cần biết để lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Hãy tham khảo ngay thông tin về điều này trong bài viết sau của Pho Tue Software Solutions nhé!

VPS là một lựa chọn khá quen thuộc thay thế cho máy chủ vật lý truyền thống. Mô hình này sở hữu những đặc tính, ưu điểm và nhược điểm nhất định, người dùng cần biết để lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Hãy tham khảo ngay thông tin về điều này trong bài viết sau của Pho Tue Software Solutions nhé!
 

VPS là gì?

VPS (Virtual Private Server) hay máy chủ ảo được tạo ra từ máy chủ vật lý (Nghĩa là một máy chủ vậy lý sẽ phân chia ra nhiều máy chủ ảo khác nhau). VPS có chức năng giống như một máy chủ chuyên dụng, người dùng có quyền cài đặt hệ điều hành, các phần mềm cũng như tối ưu hóa khi cần. 

Nhờ vậy, VPS tạo cho người dùng cảm giác giống như đang sử dụng một máy chủ chuyên dụng, phục vụ nhu cầu các website lớn.

VPS là gì? Những thông tin cần biết về máy chủ ảo VPS - Ảnh 1.

Máy chủ ảo VPS được phân tách ra từ máy chủ vậy lý

VPS sử dụng công nghệ ảo hóa để cung cấp cho người dùng những tài nguyên dùng riêng, không bị ảnh hưởng bởi các VPS của người dùng khác, mặc dù chung một máy chủ.  Nhờ đó, an toàn và ổn định hơn so với các dịch vụ Shared Hosting, mặc dù giá thành rẻ hơn so với việc thuê một máy chủ vậy lý. 

VD: Máy chủ ảo VPS của bạn có 2GB RAM, 2 Core, 2 CPUs thì bạn toàn quyền sử dụng hết tài nguyên mà không phải lo lắng chia sẻ với các website khác như Shared Host, hơn nữa bạn không còn lo website bị chậm vì quá tải, đồng thời bảo mật thông tin sẽ cao hơn. 

Ứng dụng máy chủ ảo VPS?

Mục đích cốt lõi VPS ra đời là nhằm tiết kiệm ngân sách cho Tổ chức/cá nhân đang phải trả một khoản chi phí kha khá cho việc thuê hoặc mua máy chủ.  Trong khi đó sử dụng VPS có thể giúp tiết kiệm tối ưu chi phí ( khoảng vài chục nghìn cho mỗi máy chủ ảo/  tháng).

VPS được sử dụng rất rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau:

 

Máy chủ game

Nếu bạn đang là nhà phát triển, nhà đầu tư game đang muốn tạo hoặc vận hành game server nhưng ngân sách lại đang còn hạn chế, vậy thì VPS sẽ là giải pháp tối ưu lúc này.

So với việc thuê nguyên một máy chủ vật lý thì VPS có mức chi phí thấp hơn rất nhiều. Từ đó giúp giảm thiểu áp lực tài chính cho nhà đầu tư, nhất là trong giai đoạn đầu khi chưa có lượt người chơi cao.

Đơn vị cung cấp dịch vụ VPS cũng sẽ cung cấp giao diện quản lý rất trực tiếp. Tại đây, người dùng có thể cài đặt, theo dõi hoạt động máy chủ dễ dàng. Máy chủ ảo cũng đã được trang bị thêm hệ thống giám sát xâm nhập, tường lửa để máy chủ không bị tấn công.

Nghiên cứu, phân tích, lập trình sản phẩm

Trong lĩnh vực phát triển sản phẩm khoa học, máy chủ ảo đang được coi là một xu thế tất yếu như website, ứng dụng, phần mềm. Môi trường ảo được xem là giải pháp giúp nhiều đơn vị có thể tối ưu hóa quy trình phân tích dữ liệu, phát triển, nghiên cứu sản phẩm để đem tới lợi ích cao nhất. Quá trình xây dựng máy chủ vật lý thường tốn kém nhiều chi phí và nhân lực. Do đó, việc lựa chọn hệ thống VPS được coi là giải pháp tối ưu giúp người dùng có máy chủ riêng biệt và hoạt động riêng biệt ở nền tảng ảo hóa.

Lưu trữ website

Đối với các hệ thống bán hàng, website, diễn đàn, website thương mại điện tử… Thường có lượng truy cập lớn nên việc dùng VPS là giải pháp hiệu quả lúc này. Với dung lượng lưu trữ lớn nên tốc độ mạng thường ổn định, hệ thống bảo mật tốt, dễ dàng tùy biến nên giúp website tăng cường hiệu suất và tiết kiệm chi phí.

 

Lưu trữ dữ liệu

Bạn cần một nơi để lưu trữ dữ liệu như video, tài liệu, data riêng, hình ảnh thì VPS hoàn toàn có thể giải quyết nhu cầu này. Hơn nữa, giải pháp này sẽ giúp bạn dễ dàng truy cập, chia sẻ với mọi người mà chi phí lại vô cùng tiết kiệm.

Phát triển Platform

Hiện nay, rất nhiều nhà phát triển ứng dụng, web đang sử dụng VPS để phát triển nền tảng của mình. Ví dụ như các app trên máy tính bảng hay điện thoại đều phải tập trung những file, hình ảnh, thông tin… việc sử dụng máy chủ có dung lượng lớn sẽ đảm bảo tính thống nhất và quản lý dễ dàng hơn cho người dùng.

Hệ thống mail trong doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nếu đang tìm kiếm giải pháp email tùy biến và toàn diện thì VPS sẽ là giải pháp hiệu quả. Tại đây, bạn sẽ không bị giới hạn bởi những dịch vụ email đại trà, thay vào đó bạn sẽ được kiểm tra tối đa với dung lượng lưu trữ, khả năng bảo mật, tích hợp những công cụ nội bộ khác của doanh nghiệp.

Ưu và nhược điểm của Virtual Private Server

Với những thông tin về máy chủ ảo VPS bên trên, bạn vẫn cần phải đánh giá giữa ưu điểm và nhược điểm của nó như sau: 

Ưu điểm VPS

  • Về giá thành: Giá rẻ hơn thuê toàn bộ máy chủ vật lý hay thuê cloud server. Có thể nói VPS là loại máy chủ cân bằng tốt nhất giữa khả năng tài chính với nhu cầu sử dụng. VPS giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng. Với dịch vụ VPS, về cơ bản người dùng có quyền truy cập vào một máy chủ chuyên dụng ảo nhưng không phải trả phí cho một máy chủ chuyên dụng vật lý.
  • Toàn quyền tối ưu: Với VPS người dùng có toàn quyền cài đặt máy như cài một máy tính mới mua, tối ưu mọi thứ theo ý muốn. Điều này không làm được với shared hosting.
  • Dễ dàng mở rộng máy chủ so với máy chủ truyền thống: Với VPS có thể dần dần mở rộng số lượng tài nguyên máy chủ mà người dùng có quyền truy cập và sẽ không phải trả tiền cho các tài nguyên máy chủ mà họ không dùng đến.
  • Kiểm soát máy chủ nhiều hơn: Khi so sánh VPS và sharing hosting, người dùng sẽ nhận được mức độ truy cập vào máy chủ của mình cao hơn, cộng với quyền truy cập root và khả năng chạy các tập lệnh máy chủ nhất định.
  • Hỗ trợ kỹ thuật ổn định: Có thể nhận được hỗ trợ nhất định từ nhà cung cấp dịch vụ thay vì phải tự xử lý hoặc tìm kiếm đơn vị chuyên fix lỗi máy chủ vật lý chuyên dụng.

 

Nhược điểm: 

  • Chi phí cao hơn shared hosting: Mức giá trung bình của VPS sẽ cao hơn shared hosting.
  • Khó sử dụng hơn so với Shared hosting: Để sử dụng VPS bạn cần nhiều kiến thức hơn so với shared hosting. Bạn cũng có thể sử dụng các trình quản lý để dễ dàng hơn. Bạn sẽ cần thời gian để có thể làm quen và thuần thục với nó.
  • Khả năng đảm bảo cấu hình: VPS cho bạn toàn quyền sử dụng và tối ưu máy chủ, nếu cấu hình tốt thì sẽ phát huy được sức mạnh của Virtual Private Server. Nhưng nếu cấu hình kém, nó có thể dẫn đến những nguy cơ lỗ hổng bảo mật hoặc tốc độ không như mong muốn.

Máy chủ ảo VPS hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của VPS sẽ được thể hiện như sau:

VPS là gì? Những thông tin cần biết về máy chủ ảo VPS - Ảnh 2.

 

Ảo hóa

Công nghệ này có nhiệm vụ trong việc tạo ra VPS. Trên máy chủ vật lý, phía đơn vị cung cấp VPS sẽ thực hiện cài đặt phần mềm ở trên hệ điều hành nhằm mục đích chia server ra làm nhiều máy ảo riêng bật. Tại mỗi VPS sẽ mô phỏng như một chiếc máy tính hoàn chỉnh có đầy đủ hệ điều hành, ổ cứng, RAM, CPU riêng. Trên thị trường, có một số phần mềm ảo hóa chuyên dùng cho VPS gồm có KVM, Hyper  - V, VMWare.

Phần mềm & hệ điều hành

Đối với hệ điều hành, người dùng có thể dễ dàng cài đặt phần mềm, hệ điều hành mình mong muốn trên VPS. Trong gói VPS ban đầu sẽ có sẵn 2 hệ điều hành là Linux và Window.

Tài nguyên

Người dùng khi thuê VPS sẽ được cung cấp các tài nguyên cơ bản gồm có băng thông, dung lượng ổ cứng, RAM, CPU. Các tài nguyên này sẽ được phân bố hoàn toàn riêng biệt với từng gói VPS mà bạn thuê vì thế nếu cùng một máy chủ thì tài nguyên này sẽ không chia sẻ với bất kỳ VPS nào.

 

Quản lý VPS

Trong quá trình quản lý, người dùng sẽ truy cập vào root/ admin để vào VPS mình thuê. Tại đây, bạn sẽ được quản trị hệ thống, kiểm soát cấu hình thông qua dòng lệnh hoặc giao diện web. Hiện tại, để quản lý VPS bạn sẽ dùng Control Panel đó là Directadmin đã được tích hợp nhiều tính năng để hỗ trợ việc quản lý dễ dàng hơn.

Nên chuyển sang VPS thời điểm nào?

Ngoài việc tìm hiểu ưu nhược điểm thì bạn cũng cần phải đánh giá xem có nên chuyển sang VPS hay không. Việc này sẽ giúp bạn nắm trước được tình hình website và đảm bảo vận hành ổn định nhất. 

1. Lo lắng về bảo mật

VPS sẽ luôn đảm bảo các tính năng bảo mật, giám sát và vận hành nâng cao, bộ nhớ lưu trữ cao hơn, người dùng an tâm hơn khi thanh toán trên website nhờ vào sự uy tín tốc độ, hoàn thiện của trang web. 

2. Website có lượng truy cập nhiều hơn

Thông thường những website ban đầu luôn chọn gói dịch vụ chia sẻ hosting để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, khi website của bạn tăng trưởng thì tình trạng mất ổn định, load trang chậm, bảo mật thấp sẽ ảnh hưởng tới traffic và người dùng. Lúc này, nâng cấp lên máy chủ ảo VPS là điều hợp lý. 

3. Website của bạn chạy chậm

Dung lượng của Hosting thường có hạn, chúng chỉ phù hợp với những website có dữ liệu nhỏ. Tuy nhiên, khi website phát triển với nhiều dữ liệu như nội dung, ảnh sẽ bắt đầu thấy thời gian load trang web chậm dần. Nâng cấp lên VPS sẽ giúp website có nhiều bộ nhớ và không phải lo lắng thời gian load chậm. 

 

4. Gặp lỗi máy chủ

Nếu như website gặp phải lỗi "Service Unavailable", các lỗi 50X hay "Internal Server Error". Điều đó, làm cho khách hàng khó chịu vì không truy cập được website. Mặc dù có thể khắc phục được sự cố thời gian chết, nhưng tình trạng này có thể lặp lại. Hãy khắc phục sự cố này bằng cách nâng cấp lên VPS. 

5. Ngân sách hạn chế

Đôi khi nhiều người sẽ chọn những gói hosting chuyên dụng, nhưng bạn cần biết những gói chuyên dụng là một lựa chọn đắt tiền hơn nhiều. Để cải thiện băng thông, tăng cường khả năng bảo mật và tăng cường bộ nhớ, thì lựa chọn hợp lý nhất là VPS. 

Sự khác biệt giữa VPS và một số loại hình Web Hosting

Khi lựa chọn dịch vụ lưu trữ website, thường có hai loại hình phổ biến nhất là VPS và một số loại hình web hosting khác như shared hosting, dedicated hosting và cloud hosting. Sau đây là sự khác biệt giữa VPS và các loại hình web hosting cụ thể:

VPS

Về mặt cấu trúc: VPS là máy chủ ảo được tạo ra bằng việc phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Mỗi VPS có hệ điều hành riêng, tài nguyên CPU, RAM và ổ cứng riêng biệt.

Ưu điểm:

  • Tài nguyên riêng: Mỗi VPS có tài nguyên riêng, không bị ảnh hưởng bởi các VPS khác trên cùng máy chủ vật lý.

  • Hiệu năng cao: So với shared hosting, VPS có hiệu suất tốt hơn vì không chia sẻ tài nguyên.

  • Quyền quản trị: Người dùng có quyền truy cập root và có thể cài đặt phần mềm tùy ý.

Nhược điểm:

  • Chi phí: So với shared hosting thi VPS có chi phí cao hơn.

  • Yêu cầu kỹ thuật: Người dùng cần phải có kiến thức quản trị hệ thống để quản lý và cấu hình VPS.

 

Cloud VPS

Cấu trúc: Sử dụng công nghệ điện toán đám mây để tạo nên các máy chủ VPS, cung cấp theo gói với các mức tài nguyên được cấp phát riêng biệt.

Ưu điểm:

  • Đầy đủ ưu điểm của VPS truyền thống: Tài nguyên không chia sẻ, sử dụng toàn bộ tài nguyên được cấp phát, do đó đảm bảo hiệu năng cao. 
  • Chi phí: Chi phí thấp, tiết kiệm hơn so với Cloud server,  
  • Đa dạng gói: Cung cấp rất nhiều gói giá cùng cấu hình tương ứng giúp đáp ứng phong phú nhu cầu sử dụng cho nhiều mục đích của người dùng.

Nhược điểm:

  • Hiệu năng: Kém hơn so với các dòng máy chủ khác của Cloud Server.
  • Yêu cầu kỹ thuật: Người dùng cần phải có kiến thức quản trị hệ thống để quản lý và cấu hình VPS.  

Shared Hosting

Cấu trúc: Nhiều website cùng chia sẻ tài nguyên của một máy chủ vật lý.

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp:Đây loại hình hosting rẻ nhất, phù hợp với các website nhỏ và vừa.

  • Dễ sử dụng: Nó không yêu cầu kiến thức kỹ thuật cao, thường đi kèm với các công cụ quản lý như cPanel.

Nhược điểm:

  • Hiệu suất: Hiệu suất có thể bị ảnh hưởng bởi các website khác trên cùng máy chủ.

  • Tài nguyên hạn chế: Tài nguyên được chia sẻ, dẫn đến hạn chế về CPU, RAM và băng thông.

Dedicated Hosting

Cấu trúc: Người dùng thuê toàn bộ một máy chủ vật lý.

Ưu điểm:

  • Tài nguyên tối đa: Toàn bộ tài nguyên của máy chủ thuộc về một người dùng duy nhất.

  • Hiệu suất cao nhất: Không bị ảnh hưởng bởi người dùng khác.

  • Quyền kiểm soát: Toàn quyền quản lý và tùy chỉnh máy chủ.

 

Nhược điểm:

  • Chi phí rất cao: Phù hợp với các website lớn hoặc có lượng truy cập rất cao.

  • Yêu cầu kỹ thuật cao: Cần có chuyên môn để quản lý và bảo trì máy chủ.

Cloud Hosting

Cấu trúc: Website sẽ được lưu trữ trên một mạng lưới các máy chủ thay vì trên một máy chủ vật lý duy nhất.

Ưu điểm:

  • Khả năng mở rộng: Dễ dàng tăng giảm tài nguyên theo nhu cầu.

  • Độ tin cậy cao: Nếu một máy chủ gặp sự cố, dịch vụ sẽ chuyển sang máy chủ khác trong mạng lưới.

  • Hiệu suất linh hoạt: Tài nguyên có thể được phân phối linh hoạt theo tải.

Nhược điểm:

  • Chi phí không cố định: Chi phí có thể biến đổi theo mức độ sử dụng tài nguyên.

  • Yêu cầu kỹ thuật: Quản lý môi trường cloud có thể phức tạp đối với người mới.

Những thông số cần quan tâm khi mua/thuê VPS

Mỗi Virtual Private Server có các thông số khác nhau sẽ quyết định đến chất lượng và giá tiền của máy. Vì vậy bạn cần quan tâm đến các thông số sau trước khi mua/thuê VPS:

RAM: đây là một bộ phận quan trọng quyết định năng suất làm việc của bất kỳ máy tính nào. RAM của các máy chủ riêng ảo hiện nay chủ yếu từ 512MB đến 32 GB, RAM càng lớn thì khả năng xử lý, tốc độ VPS càng cao. Tùy vào nhu cầu sử dụng sẽ cần bộ nhớ RAM khác nhau. Chẳng hạn bạn cần dùng website WordPress thì RAM từ 2GB trở lên mới có thể xử lý được lượng truy cập lớn mỗi ngày.

Ổ đĩa cứng (Disk): đây là không gian lưu trữ các file của hệ điều hành, các file mã nguồn web của máy chủ riêng ảo. Disk sẽ có 2 loại gồm ổ HDD và SSD (ổ cứng bán dẫn có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn ổ HDD nhiều lần). Một số VPS chứa ổ SSD có tốc độ lên tới 2 GB/s. Và tất nhiên tiền nào của nấy, máy chủ riêng ảo chứa ổ HDD sẽ có giá rẻ hơn so với ổ SSD.

 

4 điều cần biết trước khi mua/thuê Virtual Private Server (máy chủ riêng ảo) - Ảnh 2.

 

CPU Core: CPU core càng nhiều thì hiệu suất làm việc càng tốt. Thông thường một VPS được chia core từ máy chủ vật lý sẽ có từ 1 đến 16 core cho bạn lựa chọn.

Băng thông (Bandwidth): là lượng dữ liệu tối đa có thể truyền tải giữa người sử dụng và website trong một giây. Tùy vào gói VPS sẽ có giới hạn băng thông khác nhau, băng thông càng cao thì mức dữ liệu có thể truyền tải càng lớn, tránh làm đường truyền ngắt quãng, đáp ứng được lượng truy cập cao trên các website…

Số lượng địa chỉ IP (Internet Protocol): nếu bạn có nhu cầu mua thêm nhiều địa chỉ IP (để sử dụng cho nhiều website chẳng hạn) thì nhà cung cấp VPS sẽ tính thêm phí và cấp cho bạn các dãy IP ngẫu nhiên..

SWAP: là một dạng RAM ảo được sử dụng để hỗ trợ lưu trữ dữ liệu khi RAM vật lý đã đầy. SWAP không phải là một bộ nhớ như thông thường mà nó chỉ là một không gian lưu trữ trên ổ cứng. SWAP ít khi được người dùng quan tâm tới nên nó thường không được hiển thị ở các bảng giá khi mua/thuê máy chủ riêng ảo.

Hệ điều hành: khi mua hoặc thuê Virtual Private Server, nhà cung cấp sẽ cho bạn tùy chọn các hệ điều hành như CentOS, Ubuntu, Fedora, Windows… tùy vào mục đích sử dụng VPS, bạn có thể lựa chọn các hệ điều hành khác nhau. Ví dụ như khi bạn cần chạy website PHP thì nên chọn các hệ điều hành như CentOS hay Ubuntu vì có nhiều người sử dụng chúng…

Đó là 7 yếu tố cơ bản bạn cần cân nhắc trước khi lựa chọn các VPS. Trong đó thông tin về SWAP và hệ điều hành thường không quá quan trọng nên bạn có thể "bơ" chúng cũng không sao.

 

Có thể thấy Virtual Private Server (máy chủ riêng ảo) hoàn toàn phù hợp cho những người yêu cầu có được một kho lưu trữ dữ liệu có những thuộc tính và đặc điểm như máy chủ chuyên dụng nhưng vẫn chưa có điều kiện sử dụng máy chủ chuyên dụng.

Share:
Phạm Thị Quỳnh Dung
Author

Phạm Thị Quỳnh Dung

Pho Tue SoftWare Solutions JSC là Nhà Cung cấp dịch Trung Tâm Dữ Liệu, Điện Toán Đám Mây Và Phát Triển Phần Mềm Hàng Đầu Việt Nam. Hệ Thống Data Center Đáp Ứng Mọi Nhu Cầu Với Kết Nối Internet Nhanh, Băng Thông Lớn, Uptime Lên Đến 99,99% Theo Tiêu Chuẩn TIER III-TIA 942.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *