Preloader

Địa chỉ GPKD

128 Đ. Bình Mỹ, X. Bình Mỹ, H. Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh

Số điện thoại

+84 865920041

Email

info@photuesoftware.com
supports@photuesoftware.com

Google webmaster tools là gì?

Google webmaster tools là gì?

Google webmaster tools là gì? Bạn đang tìm cải thiện thứ hạng tìm kiếm cho website không? Bài viết sau đây, Pho Tue Software Solutions sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về Google webmaster tools và công dụng của nó.

Google webmaster tools là gì? Bạn đang tìm cải thiện thứ hạng tìm kiếm cho website không? Bài viết sau đây, Pho Tue Software Solutions sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về Google webmaster tools và công dụng của nó.

Muốn cải thiện thứ hạng tìm kiếm cho website, hãy tập trung nỗ lực vào organic search engine traffic thông qua SEO (search engine optimization).

Rất may, Google đã cung cấp cho chúng ta một công cụ đơn giản để tìm hiểu sâu hơn về website theo các tiêu chuẩn của chính Google, các vấn đề nào gây ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập, cách cải thiện trang web để có thứ hạng tốt hơn.

Đó là công cụ Google Search Console.

Công cụ này đã xuất hiện từ khá lâu và nó từng được biết đến là Google Webmaster Tools, trước đó là Google Webmaster Central.

Vào năm 2015, Google đã đổi tên công cụ thành Google Search Console. Google Search Console (GSC) hoàn toàn miễn phí. Và nó được sản xuất bởi chính Google, vì vậy các lời khuyên đến từ công cụ này rất tin cậy.

Cách sử dụng GSC để tối đa hóa kết quả SEO

Tóm lại, Google Search Console hay còn gọi là Google Webmaster Tools trước đây, là một dịch vụ miễn phí được cung cấp bởi Google để giúp các quản trị viên quản lý và duy trì hoạt động của website một cách ổn định, đồng thời tạo một cái nhìn tốt nhất đối với người dùng trên bảng kết quả tìm kiếm. Để có thể sử dụng công cụ này, bạn cần có một website có cài đặt mã tracking của Google Webmaster Tool.

Thêm website 

Trước tiên, bạn thiết lập một tài khoản miễn phí với GSC. Sau đó xác minh rằng mình là chủ sở hữu trang web.

Nhấp vào nút "add property" bên trái.

Nhập tên trang web, lưu ý nhập chính xác, http: và https: được tính là các trang web khác nhau.

Tiếp theo là bước xác minh rằng bạn sở hữu trang web, có vài cách khác nhau để làm điều này: thêm tệp HTML vào server, thêm thẻ meta, chỉnh sửa cài đặt DNS, kết nối với tài khoản Google Analytics hoặc Google Tag Manager.

 

Dashboard

Khi website được xác minh, các thông tin về website sẽ được hiển thị. Đôi khi có thể mất vài giờ để có thể xem được đầy đủ tất cả các dữ liệu, thông số của website.

Bạn có thể sử dụng một vài công cụ khác nhau để khám phá về các mục overview, performance, và URL inspection.

Overview: tổng quan sơ bộ về website, như vị trí từ khóa hoặc số lượng traffic.

Performance: phân tích chi tiết hơn về hiệu suất trang web trên Google.

URL inspection: xem báo cáo của bất kỳ URL nào.

Coverage

Sẽ có một số trang trên website mà bạn không muốn index. Đây có thể là các khu vực đăng nhập riêng tư, RSS feed hoặc dữ liệu quan trọng mà bạn không muốn mọi người truy cập.

Trên tab coverage có một báo cáo cơ bản về các trang trên website, được chia thành các loại sau: pages with an error, valid with warnings, valid, và excluded. Website không nên chứa các trang bị lỗi hay bị cảnh báo này.

Số lượng trang hợp lệ và bị loại trừ phụ thuộc vào số trang bạn muốn index và số trang bạn muốn để riêng tư.

Bằng cách tạo tệp robot.txt, bạn có thể chặn không cho Google và tất cả các công cụ tìm kiếm truy cập vào các trang web mà bạn không muốn.

Đối với các khu vực rất nhạy cảm của website, bạn có đặt mật khẩu bảo vệ tất cả các thư mục có liên quan.

Thông qua trình tạo và kiểm tra robot.txt, bạn không chỉ có thể tạo tệp robot.txt mà còn có thể xem liệu nó có được thực hiện chính xác hay không trước khi bạn tải nó lên máy chủ của mình.

 

Sitemaps

Về cơ bản, đây là "table of contents" giúp Google tìm thấy mọi page trên site và hiểu thứ bậc của nó. Sitemap (còn được gọi là sơ đồ của một trang web) là một tập tin văn bản có chứa tất cả các URL (đường dẫn) của một trang web. Sitemap còn có thể chứa các siêu dữ liệu về mỗi URL thông báo sẽ được gửi đến cho bạn khi nó mới được cập nhật.

Sitemap sẽ giúp Google xác định các trang trên website để Google có thể index chúng.

Nếu bạn không có sitemap, Google không index tất cả các trang trên website được, website sẽ không đạt được lượng traffic cao nhất có thể.

Sitemap phải được gửi theo định dạng XML và không chứa quá 50.000 URL hoặc quá 10 megs. Nếu vượt quá giới hạn, bạn cần chia sitemap thành nhiều tệp.

Nếu bạn không có chuyên môn về kỹ thuật, hãy truy cập XML Sitemaps để tạo sitemap, nhập URL và nhấp "start".

Khi sitemap được tải lên, Google sẽ chỉ ra có bao nhiêu URL đang được index. Thông thường google không lập chỉ mục tất cả các trang nhưng mục tiêu của bạn vẫn là lấy càng nhiều trang được index càng tốt.

Thông thường, nếu các trang không được lập chỉ mục bởi vì nội dung trên các trang đó không phải là duy nhất, các title tag và meta description chung chung, không đủ website đang liên kết đến các internal page.

Enhancements

Tùy chọn duy nhất trong phần "Enhancements" là "Mobile Usability". Website cũng cần phải hoạt động trơn tru, không lỗi trên giao diện mobile.

Các tùy chọn khác

- Thao tác thủ công (Manual action)

Theo Google, về cơ bản, manual action có nghĩa là "flagged as spam by a human". Các thuật toán của Google có thể phát hiện hầu hết các spam và tự động hạ cấp; phần còn lại, google dựa vào các đánh giá của người dùng để review và gắn cờ nếu có vi phạm.

 

Nếu website nhận được cảnh báo hoặc thông báo nào đó từ Google, hãy sửa các lỗi đó ngay lập tức.

- Link

Link report cung cấp dữ liệu về nơi trang web nhận được liên kết, những liên kết đó là gì và nơi chúng liên kết đến. Bao gồm: internal link và external link.

Internal link phát sinh từ bên trong trang web, Google rất ưa thích loại này.

Khi bạn liên kết đến trang từ một trang khác, Google biết rằng trang đó rất quan trọng đối với website. Nếu bạn không liên kết với các internal page thì các page này sẽ không nhận được nhiều PageRank và không có vị trí tối ưu trong danh sách tìm kiếm.

Loại thứ hai là các external link. Đây là các liên kết đến trang web từ các trang web khác.

Các external link rất có giá trị. Trên thực tế, các external link này còn được gọi là backlinks, thường được coi là yếu tố xếp hạng hàng đầu của Google. Cách tốt nhất để tăng thứ hạng trên Google là có thêm nhiều website liên kết với website của bạn bằng cách đăng tải các nội dung thật sự có giá trị hoặc promote cho website.

Kết luận

Nếu đang tìm cách cải thiện kết quả SEO, bạn cần tuân theo "luật chơi" của Google, cách tốt nhất là làm theo lời khuyên của Google. Hãy chú ý đến các đề xuất của Google và làm cho trang web trở nên phù hợp với các yêu cầu này.

Cách đơn giản nhất là sử dụng Google Search Console miễn phí.

Bạn sẽ cải thiện trang web của mình bằng Google Search Console như thế nào?

Partager:
Phạm Thị Quỳnh Dung
Auteur

Phạm Thị Quỳnh Dung

Pho Tue SoftWare Solutions JSC là Nhà Cung cấp dịch Trung Tâm Dữ Liệu, Điện Toán Đám Mây Và Phát Triển Phần Mềm Hàng Đầu Việt Nam. Hệ Thống Data Center Đáp Ứng Mọi Nhu Cầu Với Kết Nối Internet Nhanh, Băng Thông Lớn, Uptime Lên Đến 99,99% Theo Tiêu Chuẩn TIER III-TIA 942.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *