Preloader

Business License Address

128 Binh My Street, Binh My Commune, Cu Chi District, Ho Chi Minh City, Viet Nam

Phone Number

+84 865920041

Email

info@photuesoftware.com
supports@photuesoftware.com

Social Media là gì? Thành phần và đặc điểm của Social Media

Social Media là gì? Thành phần và đặc điểm của Social Media

Ngày nay, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Chúng ta lên mạng mỗi ngày để cập nhật tin tức, kết nối với người thân, bạn bè, mua sắm, kinh doanh,... Từ đó, các hoạt động về kinh doanh cũng dần thay đổi để có thể tiếp cận với người dùng hiệu quả hơn. Lúc này nhiều thuật ngữ bắt đầu xuất hiện như Digital Marketing, Social Media,...

Ngày nay, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Chúng ta lên mạng mỗi ngày để cập nhật tin tức, kết nối với người thân, bạn bè, mua sắm, kinh doanh,... Từ đó, các hoạt động về kinh doanh cũng dần thay đổi để có thể tiếp cận với người dùng hiệu quả hơn. Lúc này nhiều thuật ngữ bắt đầu xuất hiện như Digital Marketing, Social Media,...

 

Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng Pho Tue Software Solutions tìm hiểu khái niệm Social Media là gì và những kiến thức liên quan đến Social Media trong Marketing.

Social Media là gì?

Social media thường là các dạng trang web và ứng dụng được cho phép mọi người chia sẻ nội dung một cách nhanh chóng trong thời gian thực. Nhiều người cho rằng Social media là ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, nhưng sự thật thì công cụ giao tiếp này bắt đầu được sử dụng trên máy tính trước tiên. Quan niệm chưa đúng này xuất phát từ thực tế là hầu hết người dùng Social media hay truy cập thông qua các ứng dụng trên thiết bị di động.

Khả năng chia sẻ hình ảnh, ý kiến, sự kiện,... trong thời gian thực đã thay đổi cách chúng ta sống cũng như cách chúng ta làm kinh doanh. Các nhà bán lẻ sử dụng social media như một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing và giúp doanh nghiệp đạt được những kết quả có thể đo lường được. Chìa khóa để tối ưu hóa kênh social media là không nên coi kênh này chỉ là một sự lựa chọn bổ sung mà phải coi đây là kênh quan trọng và dành nhiều nỗ lực, thời gian để hoàn thiện và tối ưu kênh.

4 thành phần chính của social media

Theo tiến sĩ Tracy L. Tulen, social media được chia thành 4 nhóm sau đây:

Nhóm 1: Social Community, nổi bật là mạng xã hội, là các kênh tập trung vào việc phát triển các mối quan hệ và gắn kết những người dùng có cùng sở thích, mối quan tâm. Vì thế, các social community có tính năng tương tác đa chiều, cho phép người dùng trò chuyện, kết nối và chia sẻ thông tin.

 

Nhóm 2: Social Publishing là các trang giúp phổ biến nội dung trên mạng. Gồm các trang blog, microsite, các trang dành cho việc đăng tải hình ảnh/ video/ audio/ document, các trang đánh dấu trang và các trang tin tức.

Nhóm 3:Social Commerce là hình thức tận dụng các công cụ trực tuyến hỗ trợ cho việc mua và bán, là một phần của thương mại điện tử, nơi người mua, bán có thể linh động hơn trong việc tương tác, phản hồi và chia sẻ kiến thức.

Nhóm 4: Social Entertainment là các trang hay các công cụ trực tuyến cho phép người dùng vui chơi và giải trí. Nổi bật gồm có social game, các trang web chơi game trực tuyến…

Các đặc điểm của Social Media

Social Media Marketing có tính "chớp nhoáng"

Trong giai đoạn phát triển ban đầu, cuộc chiến đốt tiền trên social marketing để tạo ra sự chú ý không gay gắt như bây giờ. Về bản chất, social media là một phương tiện truyền thông gây chú ý nhất thời so với các quảng cáo trên báo.

Bạn phải chủ động khi hoạt động trên social media

Một trong những sai lầm lớn nhất mà các nhà bán lẻ mắc phải là mở tài khoản trên mọi social media và "bỏ rơi" chúng. Có thêm tài khoản trên nền tảng social media không có nghĩa là doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào social media. Cũng giống như việc không phải cứ sở hữu một câu lạc bộ đánh golf là bạn đã sẵn sàng tham gia vào PGA Tour (giải đấu thường niên của Hiệp hội golf chuyên nghiệp Mỹ). Trên thực tế, người dùng social media sẽ không quan tâm đến tài khoản của doanh nghiệp khi họ không tham gia tương tác với khách hàng và công chúng.

 

Doanh nghiệp hãy tương tác và hoạt động tích cực thường xuyên trên mạng xã hội và update nội dung trên đó hàng ngày.

Đùng biến kênh social media thành "blog cá nhân" của thương hiệu

Một sai lầm lớn khác mà các nhà bán lẻ mắc phải là sử dụng social media để nói về mình, chứ không nói về khách hàng. Mục tiêu của bạn trên social media là cung cấp nội dung phù hợp với khách hàng và tham gia tương tác với họ, khuyến khích họ chia sẻ các nội dung của doanh nghiệp để tạo độ lan tỏa.

Nếu bạn sử dụng social media, bạn cần phải tiếp cận khách hàng và thu hút họ tương tác lại với nhãn hàng. Ví dụ như đăng một bức ảnh của hai mặt hàng và hỏi ý kiến khách hàng xem họ muốn sử dụng mặt hàng nào hơn. Vô hình chung bài đăng này trở thành một cuộc đối thoại trực tuyến và khi các bài đăng được chia sẻ dẫn thì số lượng người theo dõi nội dung này sẽ ngày càng tăng. Ngoài ra, nếu bạn thực hiện ví dụ này, bạn cũng sẽ khảo sát được thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, từ đó bạn sẽ đáp ứng sát nhu cầu của khách hàng hơn nữa.

Hình ảnh đẹp và bắt mắt đóng vai trò cốt yếu

Định dạng nội dung được chia sẻ phổ biến nhất trên các kênh social media chính là hình ảnh. Vì vậy hãy đăng bài viết kèm hình ảnh để thu hút người xem và kích thích họ chia sẻ bài đăng của bạn. Số lượng người theo dõi rất quan trọng, và số lượng người chia sẻ và tương tác cũng quan trọng không kém. Vì vậy hãy luôn cố gắng tạo ra những nội dung khiến người dùng muốn chia sẻ với nhau. Đây có thể coi là hình thức mới của "truyền miệng", sự "lan truyền" là điều mà tất cả mọi nhãn hàng đều hướng tới.

 

Ứng dụng Social Media trong marketing

Sau khi đã hiểu về Social Media, việc tiếp theo chúng ta cần làm đó chính là tìm hiểu về cách ứng dụng Social Media trong Marketing một cách hiệu quả nhất. 

Tạo dựng độ uy tín cho kênh

Để tạo dựng sự uy tín cho kênh là một việc làm không hề đơn giản và đòi hỏi rất nhiều thời gian để có thể thực hiện được. Tuy nhiên, chỉ cần có đủ sự kiên nhẫn và các bước thực hiện cụ thể bạn có thể đạt được mục tiêu của mình bằng cách ứng dụng Social Media. 

Đầu tiên, để có thể tạo dựng được độ uy tín cho kênh của mình bạn cần tìm và kết nối được đúng với khách hàng tiềm năng mà mình đang hướng đến. Từ đó bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình một cách cụ thể từ content nhận diện, video phát hành, infographic,... Sau khi đã chia sẻ được cho khách hàng về giá trị dịch vụ hoặc sản phẩm mà mình đang kinh doanh. Lúc này hãy đẩy mạnh phát triển thương hiệu để tạo dựng sự tin tưởng từ phía khách hàng.

Tập trung vào khách hàng tiềm năng

Để có thể ứng dụng Social Media trong Marketing một cách hiệu quả nhất thì thay vì ôm cả thị trường bạn cần tập trung vào những khách hàng tiềm năng. 

Vậy làm thế nào để xác định được đâu là khách hàng tiềm năng của công ty mình, bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:

- Họ ở đâu?

- Độ tuổi của họ?

- Họ thường quan tâm tới điều gì?

Hãy liệt kê ra thật nhiều yếu tố liên hệ giữa giá trị sản phẩm với khách hàng tiềm năng để tập trung vào đối tượng này bởi đây chính là những người mang lại doanh thu cho công ty của bạn.

 

Đa dạng hoá các kênh tiếp thị

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hình Social Media Marketing, vậy nên hãy tận dụng lợi thế này để sản phẩm của mình dễ dàng tiếp cận đến khách hàng hơn. Khi đã có được một nội dung hay thì tại sao lại chỉ gò bó chúng trên duy nhất một nền tảng tiếp thị, hãy chia sẻ chúng ở những nền tảng tiếp thị khác nữa nhé.

Đưa người dùng đến với Website của bạn

Nếu kênh Social là nơi chia sẻ những gì ngắn gọn, tinh túy nhất về sản phẩm và thương hiệu thì Website chính là nơi tổng hợp đầy đủ những thông tin này. Vậy nên hãy sử dụng Social Media như một cần câu để dẫn đường cho khách hàng truy cập đến Website từ đó tăng khả năng mua sắm.

Share:
Phạm Thị Quỳnh Dung
Author

Phạm Thị Quỳnh Dung

Pho Tue SoftWare Solutions JSC là Nhà Cung cấp dịch Trung Tâm Dữ Liệu, Điện Toán Đám Mây Và Phát Triển Phần Mềm Hàng Đầu Việt Nam. Hệ Thống Data Center Đáp Ứng Mọi Nhu Cầu Với Kết Nối Internet Nhanh, Băng Thông Lớn, Uptime Lên Đến 99,99% Theo Tiêu Chuẩn TIER III-TIA 942.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *